Thế giới động vật sống trên Trái Đất chúng ta thật phong phú. Đó là những con cá tung tăng bơi lội dưới nước, là hàng đàn chim bay lượn trên trời, những con thú chạy nhảy trên mặt đất và còn biết bao ếch, nhái, rắn và bò sát khác. Trong thế giới phong phú này, chiếm số lượng nhiều nhất phải kể đến họ hàng nhà côn trùng (80%). Hiếm có chỗ nào, cho dù ở dưới nước, trên cạn hay trong lòng đất mà ta lại không gặp những con côn trùng. Dấu tích của côn trùng có rải rác khắp mọi ngõ ngách trên hành tinh chúng ta. Chúng sống tự do, sống ký sinh hoặc cùng chung sống trên cơ thể các sinh vật sống khác. Côn trùng chính là những động vật không xương sống biết bay xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Đời sống của côn trùng cũng luôn gắn bó mật thiết và không tách rời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Cuốn sáchThế giới côn trùng trong lòng đấtdo Vũ Quang Mạnh làm chủ biên được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 6 năm 2008 đã cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn thông tin mới mẻ, hấp dẫn về các loài sinh vật ấy. Cuốn sách dày 144 trang, gồm 3 phần chính:I.Thế giới côn trùng quanh ta; II. Môi trường đất chở che biết bao côn trùng; III. Sự sống sôi sục trong lòng đất.Khổ sách 14,3cmx20,3cm với những hình ảnh minh họa sống động về một thế giới côn trùng đa chủng dạng.Trong phầnI. Thế giới côn trùng quanh ta, tác giả đã lý giải rất rõ thời gian ra đời của côn trùng. Đây là những con vật nhỏ bé, linh hoạt và có khả năng tồn tại rất cao, đã có mặt trên hành tinh của chúng ta từ rất lâu, trước khi con người xuất hiện. Khả năng sinh tồn, sức sống cạnh sinh, sự sinh sản của côn trùng thật đáng kinh ngạc. Do vậy, mặc dù điều kiện thiên nhiên có thay đổi và có khá nhiều kẻ thù, rồi vòng đời ngắn ngủi, tỉ lệ sống sót không nhiều và tử vong cao, nhưng côn trùng vẫn duy trì được nòi giống ổn định và ngày một phát triển. Có khoảng 1 triệu loài côn trùng trên thế giới đã được các nhà phân loại định danh, đặt tên khoa học nhưng trong tổng số côn trùng còn lại khoảng hơn 100.000 loài mà chúng ta vẫn còn chưa biết gì về chúng. Thực tế cho thấy một loài được coi là “mới” đối với khoa học chỉ là loài “mới” đối với chúng ta mà thôi vì côn trùng đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta từ lâu rồi.Hình dáng của côn trùng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Cơ thể côn trùng mang những đặc điểm riêng, với kích cỡ tương đối nhỏ bé. Hình thái bên ngoài của chúng rất đặc trưng, thường được bao bọc bởi lớp màng bảo vệ cứng, gọi là vỏ kitin. Cấu tạo cơ thể của côn trùng là một bộ máy khá hoàn chỉnh và cực kỳ phức tạp, được chia ra các phần cơ bản gồm: đầu, ngực, bụng, chân, mắt kép, đôi râu. Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng râu của côn trùng có thể so sánh với các cột Antten của một đài thông tin cỡ lớn hiện nay. Đại đa số côn trùng đều có mắt kép lớn, được tạo thành bởi nhiều ô mắt nhỏ hình lục giác thuôn dài…Không gì thú vị hơn khi chúng ta đi ở ven rừng hay trong vườn cây ăn quả, tình cờ có lúc ta chạm vào những lá cây. Rồi thật bất ngờ nghe thấy những tiếng rơi lộp bộp như tiếng những viên bi nhỏ rơi từ trên vòm cây xanh xuống. Nhưng sau đó, những viên bi này lại bất ngờ chuyển động. Đó là những biểu hiện của tập tính tự vệ đặc trưng của nhóm côn trùng này, giả chết khi có động…Bốn trăm triệu năm tồn tại trên trái đất cũng là bốn trăm nghìn năm côn trùng liên tục đấu tranh sinh tồn để đạt được ngôi vị thống lĩnh về số lượng trong giới động vật như ngày nay. Khi mà tác động của môi trường ngày càng thu nhỏ kích thước của côn trùng trong quá trình tiến hoá thì mỗi động vật yếu ớt và bé nhỏ ấy phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí bí mật để tồn tại trước các loài săn mồi, tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng phong phú về các phương pháp lẩn trốn và ngụy trang.Bạn đọc sẽ bị lôi cuốn hơn trong phầnII.Môi trường đất che chở biết bao côn trùngmà tác giả đã trình bày hết sức logic bằng những luận chứng hết sức khoa học. Trong môi trường đất có rất nhiều nhóm động vật khác nhau cùng sinh sống từ động vật đơn bào như trùng amip, trùng đế giày, trùng roi… đến các nhóm giun sán, nhóm động vật chân khớp… Động vật đất là đối tượng thuận lợi và thích hợp cho các nghiên cứu sinh thái, tiến hóa và chỉ thị điều kiện môi trường. Theo các chuyên gia sinh thái đất thì đất là môi trường sống đặc thù, là môi trường trung gian đa hạt, với một hệ thống khoang, kẽ trống liên tiếp, bên trong có chứa không khí, hơi nước và một lượng nước nhất định. Môi trường này đảm bảo các điều kiện cho sự sống của động vật đất nói riêng và động vật nói chung.Mỗi ngày, khi ta bước chân ra khỏi thềm nhà, có ai chợt nghĩ đến việc mình đang giẫm lên hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu cơ thể sinh vật sống? Đọc cuốn sách ta như thấy mình đang lạc vào thế giới của các loài côn trùng rực rỡ sắc màu. Nào là những con bọ ăn lá, bọ cánh cứng, bọ rùa... Trông chúng thật đẹp! Màu sắc của chúng mới lấp lánh làm sao! Có loài côn trùng, màu sắc đẹp đẽ của chúng cho đến khi chúng chết vẫn không thay đổi. Nhiều người dân các bộ tộc sống trong vùng núi hoang dã thường coi chúng như một thứ ngọc quý, hoa tai làm đồ trang sức...Nhưng có lẽ phầnIII.Sự sống sôi sục trong lòng đấtthực sự có sức hấp dẫn tôi nhất. Tôi như bị lôi cuốn bởi những đặc tính rất riêng của những con côn trùng nhỏ bé ấy. Tôi dám chắc rằng sẽ không ít bạn cho rằng côn trùng đều có hại đối với đời sống con người. Nhưng bạn có biết không có rất nhiều loại có lợi cho con người như: tò vò, cánh kiến đỏ... Tác giả đã lý giải rất rõ vòng đời của côn trùng và những đặc tính riêng của mỗi loài.Bạn đã bao giờ quan sát xem con ong, bớm, và côn trùng thưởng thức hương vị chưa? Thật thú vị! Hầu hết các côn trùng đều thưởng thức hương vị bằng đôi râu - anten và cũng là kênh tiếp nhận cảm giác, mùi vị quan trọng nhất của chúng. Khi mùi vị của hoa trái, của thức ăn, của đồng loại hay kẻ thù truyền theo không khí, côn trùng có thể phân biệt rõ để bay đến hay bay tránh xa.Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài kilomét.Không chỉ ngửi được, côn trùng còn có thể phân biệt được âm thanh. Sở dĩ chúng nghe được là vì trên cơ thể chúng có một số cấu tạo có tác dụng như đôi tai, giúp tiếp nhận và phân tích âm thanh. Tai côn trùng rất độc đáo và kỳ lạ và nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Tai chúng có khả năng phân biệt được nhịp điệu và quy luật của âm thanh rất nhạy. Nhiều loại côn trùng nhờ nghe được tín hiệu sóng siêu âm của một số loài khác tìm mồi mà đã thoát khỏi nguy hiểm...Đối với tuổi thơ của mỗi chúng ta, ai cũng có riêng cho mình một vài con côn trùng yêu thích trong những buổi tra hè trốn ngủ đi chơi, hay những buổi tối cùng nhau chơi trốn tìm. Có thể là những cánh bớm dập dờn, một vài con chuồn chuồn ớt, vài con bọ ngựa, châu chấu, cánh cam, hay vài con đom đóm lập lòe trong đêm. Đom đóm phát sáng thuộc bộ côn trùng cánh cứng, với hai nhóm là họ đom đóm bay và họ đom đóm bò ở đất, không bao giờ bay... Để có thể bay lượn và phát sáng lập lòe, đom đóm phải qua quá trình phát triển biến thái hoàn toàn với bốn giai đoạn khác nhau từ trứng, ấu trùng, nhộng, đến con trưởng thành. Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Và ánh sáng lập lòe có ý nghĩa như một tín hiệu quan trọng trong sự hình thành các biểu hiện tập tính sống của đom đóm.Bên cạnh những con côn trùng đáng yêu ấy còn có rất nhiều loại côn trùng gây hại như gián, rết, bọ cạp… Nhờ đặc tính ngửi được mùi hương của côn trùng mà con người đã chế ra thuốc dụ côn trùng có hại đến để tiêu diệt chúng.Thế giới côn trùng trong thiên nhiên thật đa dạng và muôn vẻ. Chúng không ngừng sinh sôi, nảy nở và phát triển. Trong đời sống của mình, chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó mật thiết, phức tạp đối với môi trường sống xung quanh. Đó là mối quan hệ giữa các con vật với nhau không phải một sớm một chiều mà có được. Đấy là hệ quả của một quá trình phát triển, tiến hóa và thích nghi lâu dài. Trong mối quan hệ đó, có mối quan hệ dựa vào nhau, cùng có ích và giúp đỡ lẫn nhau. Có mối quan hệ qua lại là cuộc cạnh tranh sinh tồn, tranh giành và tiêu diệt lẫn nhau, một mất một còn. Hy vọng cuốn sáchThế giới côn trùng trong lòng đấtsẽ mang đến cho bạn nhiều bất ngờ đặc biệt cho những ai thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ xung quanh. Bởi thế giới côn trùng vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta luôn đầy ắp những điều thú vị.
Thế giới động vật sống trên Trái Đất chúng ta thật phong phú. Đó là những con cá tung tăng bơi lội dưới nước, là hàng đàn chim bay lượn trên trời, những con thú chạy nhảy trên mặt đất và còn biết bao ếch, nhái, rắn và bò sát khác. Trong thế giới phong phú này, chiếm số lượng nhiều nhất phải kể đến họ hàng nhà côn trùng (80%). Hiếm có chỗ nào, cho dù ở dưới nước, trên cạn hay trong lòng đất mà ta lại không gặp những con côn trùng. Dấu tích của côn trùng có rải rác khắp mọi ngõ ngách trên hành tinh chúng ta. Chúng sống tự do, sống ký sinh hoặc cùng chung sống trên cơ thể các sinh vật sống khác. Côn trùng chính là những động vật không xương sống biết bay xuất hiện sớm nhất trên hành tinh. Đời sống của côn trùng cũng luôn gắn bó mật thiết và không tách rời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Cuốn sáchThế giới côn trùng trong lòng đấtdo Vũ Quang Mạnh làm chủ biên được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 6 năm 2008 đã cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn thông tin mới mẻ, hấp dẫn về các loài sinh vật ấy. Cuốn sách dày 144 trang, gồm 3 phần chính:I.Thế giới côn trùng quanh ta; II. Môi trường đất chở che biết bao côn trùng; III. Sự sống sôi sục trong lòng đất.Khổ sách 14,3cmx20,3cm với những hình ảnh minh họa sống động về một thế giới côn trùng đa chủng dạng.Trong phầnI. Thế giới côn trùng quanh ta, tác giả đã lý giải rất rõ thời gian ra đời của côn trùng. Đây là những con vật nhỏ bé, linh hoạt và có khả năng tồn tại rất cao, đã có mặt trên hành tinh của chúng ta từ rất lâu, trước khi con người xuất hiện. Khả năng sinh tồn, sức sống cạnh sinh, sự sinh sản của côn trùng thật đáng kinh ngạc. Do vậy, mặc dù điều kiện thiên nhiên có thay đổi và có khá nhiều kẻ thù, rồi vòng đời ngắn ngủi, tỉ lệ sống sót không nhiều và tử vong cao, nhưng côn trùng vẫn duy trì được nòi giống ổn định và ngày một phát triển. Có khoảng 1 triệu loài côn trùng trên thế giới đã được các nhà phân loại định danh, đặt tên khoa học nhưng trong tổng số côn trùng còn lại khoảng hơn 100.000 loài mà chúng ta vẫn còn chưa biết gì về chúng. Thực tế cho thấy một loài được coi là “mới” đối với khoa học chỉ là loài “mới” đối với chúng ta mà thôi vì côn trùng đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta từ lâu rồi.Hình dáng của côn trùng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Cơ thể côn trùng mang những đặc điểm riêng, với kích cỡ tương đối nhỏ bé. Hình thái bên ngoài của chúng rất đặc trưng, thường được bao bọc bởi lớp màng bảo vệ cứng, gọi là vỏ kitin. Cấu tạo cơ thể của côn trùng là một bộ máy khá hoàn chỉnh và cực kỳ phức tạp, được chia ra các phần cơ bản gồm: đầu, ngực, bụng, chân, mắt kép, đôi râu. Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng râu của côn trùng có thể so sánh với các cột Antten của một đài thông tin cỡ lớn hiện nay. Đại đa số côn trùng đều có mắt kép lớn, được tạo thành bởi nhiều ô mắt nhỏ hình lục giác thuôn dài…Không gì thú vị hơn khi chúng ta đi ở ven rừng hay trong vườn cây ăn quả, tình cờ có lúc ta chạm vào những lá cây. Rồi thật bất ngờ nghe thấy những tiếng rơi lộp bộp như tiếng những viên bi nhỏ rơi từ trên vòm cây xanh xuống. Nhưng sau đó, những viên bi này lại bất ngờ chuyển động. Đó là những biểu hiện của tập tính tự vệ đặc trưng của nhóm côn trùng này, giả chết khi có động…Bốn trăm triệu năm tồn tại trên trái đất cũng là bốn trăm nghìn năm côn trùng liên tục đấu tranh sinh tồn để đạt được ngôi vị thống lĩnh về số lượng trong giới động vật như ngày nay. Khi mà tác động của môi trường ngày càng thu nhỏ kích thước của côn trùng trong quá trình tiến hoá thì mỗi động vật yếu ớt và bé nhỏ ấy phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí bí mật để tồn tại trước các loài săn mồi, tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng phong phú về các phương pháp lẩn trốn và ngụy trang.Bạn đọc sẽ bị lôi cuốn hơn trong phầnII.Môi trường đất che chở biết bao côn trùngmà tác giả đã trình bày hết sức logic bằng những luận chứng hết sức khoa học. Trong môi trường đất có rất nhiều nhóm động vật khác nhau cùng sinh sống từ động vật đơn bào như trùng amip, trùng đế giày, trùng roi… đến các nhóm giun sán, nhóm động vật chân khớp… Động vật đất là đối tượng thuận lợi và thích hợp cho các nghiên cứu sinh thái, tiến hóa và chỉ thị điều kiện môi trường. Theo các chuyên gia sinh thái đất thì đất là môi trường sống đặc thù, là môi trường trung gian đa hạt, với một hệ thống khoang, kẽ trống liên tiếp, bên trong có chứa không khí, hơi nước và một lượng nước nhất định. Môi trường này đảm bảo các điều kiện cho sự sống của động vật đất nói riêng và động vật nói chung.Mỗi ngày, khi ta bước chân ra khỏi thềm nhà, có ai chợt nghĩ đến việc mình đang giẫm lên hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu cơ thể sinh vật sống? Đọc cuốn sách ta như thấy mình đang lạc vào thế giới của các loài côn trùng rực rỡ sắc màu. Nào là những con bọ ăn lá, bọ cánh cứng, bọ rùa... Trông chúng thật đẹp! Màu sắc của chúng mới lấp lánh làm sao! Có loài côn trùng, màu sắc đẹp đẽ của chúng cho đến khi chúng chết vẫn không thay đổi. Nhiều người dân các bộ tộc sống trong vùng núi hoang dã thường coi chúng như một thứ ngọc quý, hoa tai làm đồ trang sức...Nhưng có lẽ phầnIII.Sự sống sôi sục trong lòng đấtthực sự có sức hấp dẫn tôi nhất. Tôi như bị lôi cuốn bởi những đặc tính rất riêng của những con côn trùng nhỏ bé ấy. Tôi dám chắc rằng sẽ không ít bạn cho rằng côn trùng đều có hại đối với đời sống con người. Nhưng bạn có biết không có rất nhiều loại có lợi cho con người như: tò vò, cánh kiến đỏ... Tác giả đã lý giải rất rõ vòng đời của côn trùng và những đặc tính riêng của mỗi loài.Bạn đã bao giờ quan sát xem con ong, bớm, và côn trùng thưởng thức hương vị chưa? Thật thú vị! Hầu hết các côn trùng đều thưởng thức hương vị bằng đôi râu - anten và cũng là kênh tiếp nhận cảm giác, mùi vị quan trọng nhất của chúng. Khi mùi vị của hoa trái, của thức ăn, của đồng loại hay kẻ thù truyền theo không khí, côn trùng có thể phân biệt rõ để bay đến hay bay tránh xa.Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài kilomét.Không chỉ ngửi được, côn trùng còn có thể phân biệt được âm thanh. Sở dĩ chúng nghe được là vì trên cơ thể chúng có một số cấu tạo có tác dụng như đôi tai, giúp tiếp nhận và phân tích âm thanh. Tai côn trùng rất độc đáo và kỳ lạ và nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Tai chúng có khả năng phân biệt được nhịp điệu và quy luật của âm thanh rất nhạy. Nhiều loại côn trùng nhờ nghe được tín hiệu sóng siêu âm của một số loài khác tìm mồi mà đã thoát khỏi nguy hiểm...Đối với tuổi thơ của mỗi chúng ta, ai cũng có riêng cho mình một vài con côn trùng yêu thích trong những buổi tra hè trốn ngủ đi chơi, hay những buổi tối cùng nhau chơi trốn tìm. Có thể là những cánh bớm dập dờn, một vài con chuồn chuồn ớt, vài con bọ ngựa, châu chấu, cánh cam, hay vài con đom đóm lập lòe trong đêm. Đom đóm phát sáng thuộc bộ côn trùng cánh cứng, với hai nhóm là họ đom đóm bay và họ đom đóm bò ở đất, không bao giờ bay... Để có thể bay lượn và phát sáng lập lòe, đom đóm phải qua quá trình phát triển biến thái hoàn toàn với bốn giai đoạn khác nhau từ trứng, ấu trùng, nhộng, đến con trưởng thành. Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Và ánh sáng lập lòe có ý nghĩa như một tín hiệu quan trọng trong sự hình thành các biểu hiện tập tính sống của đom đóm.Bên cạnh những con côn trùng đáng yêu ấy còn có rất nhiều loại côn trùng gây hại như gián, rết, bọ cạp… Nhờ đặc tính ngửi được mùi hương của côn trùng mà con người đã chế ra thuốc dụ côn trùng có hại đến để tiêu diệt chúng.Thế giới côn trùng trong thiên nhiên thật đa dạng và muôn vẻ. Chúng không ngừng sinh sôi, nảy nở và phát triển. Trong đời sống của mình, chúng có mối quan hệ qua lại, gắn bó mật thiết, phức tạp đối với môi trường sống xung quanh. Đó là mối quan hệ giữa các con vật với nhau không phải một sớm một chiều mà có được. Đấy là hệ quả của một quá trình phát triển, tiến hóa và thích nghi lâu dài. Trong mối quan hệ đó, có mối quan hệ dựa vào nhau, cùng có ích và giúp đỡ lẫn nhau. Có mối quan hệ qua lại là cuộc cạnh tranh sinh tồn, tranh giành và tiêu diệt lẫn nhau, một mất một còn. Hy vọng cuốn sáchThế giới côn trùng trong lòng đấtsẽ mang đến cho bạn nhiều bất ngờ đặc biệt cho những ai thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ xung quanh. Bởi thế giới côn trùng vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta luôn đầy ắp những điều thú vị.