Chiều ngày 11/10/2024, tại phòng học lớp 5A3, cô giáo Hoàng Thanh Trang đã thực hiện chuyên đề dạy học môn Khoa học lớp 5 – giáo dục STEM bài: “Tách một số chất ra khỏi hỗn hợp và dung dịch” (Khi dạy bài “Hỗn hợp và dung dịch”). Về dự chuyên đề có các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng toàn bộ tổ chuyên môn khối 5.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, giáo dục STEM là một nội dung giảng tích hợp trong các môn học linh hoạt đem lại cho học sinh những trải nghiệm quý giá. Các môn học có tích hợp giáo dục STEM được dạy trên kiến thức nền và sáng tạo, mỗi học sinh được trải nghiệm tạo ra những sản phẩm gắn với thực tiễn.
Tiết dạy chuyên đề với bài “Hỗn hợp và dung dịch” và vận dụng phương pháp giáo dục STEM để làm các sản phẩm “Tách một số chất ra khỏi hỗn hợp và dung dịch” dựa trên kiến thức nền từ bài học là một tiết học thú vị. Bài học STEM được diễn ra theo quy trình gồm 5 bước:
Bước 1: Lên ý tưởng
Bước 2: Vẽ bản thiết kế
Bước 3: Chế tạo sản phẩm
Bước 4: Chia sẻ và thảo luận
Bước 5: Đánh giá sản phẩm và điều chỉnh
Tiết học không chỉ tập trung vào việc làm giàu kiến thức khoa học về hỗn hợp và dung dịch mà còn khuyến khích tinh thần sáng tạo và sự tự chủ của học sinh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Từ những nguyên vật liệu quen thuộc như chai nhựa rỗng, bông gòn, than hoạt tính, cát sạch, sỏi nhỏ, cốc nhựa, thìa, mỡ động vật, nước, đá viên, muối ăn, dây chỉ, que gỗ, bếp từ, nồi nhỏ,… các bạn học sinh đã làm cho các thầy cô giáo tham dự vô cùng bất ngờ với khả năng sáng tạo của mình. Mỗi nhóm đều được trải nghiệm tự tay mình làm ra thí nghiệm liên quan đến Tách một số chất ra khỏi hỗn hợp và dung dịch và tự tin đối chiếu với những tiêu chí để đánh giá của sản phẩm của nhóm mình. Cuối tiết học, các nhóm đã tham gia phần hồi hộp nhất đó là bình chọn, đánh giá sản phẩm được yêu thích nhất.
Một số hình ảnh của tiết học
Học sinh trải nghiệm tách muối
Học sinh trải nghiệm tách mỡ động vật
Sản phẩm tách muối bằng phương pháp đun nóng
Cô hiệu trưởng phỏng vấn nhóm học sinh báo cáo trải nghiệm
Sản phẩm các nhóm sau thí nghiệm